Công Ty Luật DFC tư vấn thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài bao gồm đại diện soạn hồ sơ, nộp hồ sơ thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vì thế khách hàng sẽ không phải mất thời gian làm thủ tục hành chính. Chúng tôi cam kết thực hiện một cách tốt nhất, nhanh nhất cho khách hàng.
I. NỘI DUNG TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI:
1. Tư vấn cho khách hàng thủ tục Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài:
- Tư vấn cơ cấu tổ chức công ty;
- Tư vấn phương thức hoạt động và điều hành công ty;
- Tư vấn về vốn điều lệ, vốn pháp định của công ty…;
- Tư vấn cách đặt tên công ty, tên viết tắt phù hợp với quy định của pháp luật, với nhu cầu và yêu cầu của hoạt động kinh doanh và tiến hành tra cứu tên công ty;
- Tư vấn về ngành nghề Đăng ký kinh doanh (những điều kiện trước và sau khi thành lập công ty đối với ngành nghề Đăng ký kinh doanh; lựa chọn, sắp xếp ngành nghề, dự tính ngành nghề kinh doanh sắp tới của công ty);
- Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ về tài chính sau khi đăng ký kinh doanh và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Tư vấn về cơ cấu nhân sự; quyền hạn, nghĩa vụ của các cổ đông trong công ty.
2. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài:
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ chúng tôi sẽ tiến hành soạn Hồ sơ thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài cho khách hàng;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan;
- Đại diện nộp Hồ sơ xin thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời Sở Kế hoạch và Đầu tư, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Nhận kết quả là giấy phép Đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cho khách hàng;
II. HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GỒM:
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư
2. Báo cáo năng lực tài chính của Nhà đầu tư do Nhà đầu tư tự lập và chịu trách nhiệm nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư mà Nhà đầu tư sử dụng để đầu tư và Nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án. Nhà đầu tư có thể nộp kèm xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (đối với Nhà đầu tư cá nhân) hoặc Báo cáo tài chính (đối với nhà đầu tư là pháp nhân) để chứng minh.
3. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần). Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký:
- Người đại diện theo pháp luật, của chủ sở hữu công ty, của các thành viên hoặc người đại diện theo ủy quyền đối với công ty TNHH;
- Người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
4. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp
5. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của Nhà đầu tư:
- Đối với Nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác còn hiệu lực - Đối với Nhà đầu tư là pháp nhân:
• Áp dụng cho hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần và công ty Hợp danh: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác.
• Áp dụng cho hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liêu tương đương khác của chủ sở hữu công ty (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước).
- Đối với tài liệu của tổ chức nước ngoài thì các văn bản trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ).
6. Quyết định ủy quyền/Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền.
7. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
8. Trường hợp dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.